0909121680

Viettech / Tin tức phòng sạch / SSOP là gì? Tiêu chuẩn vai trò của SSOP được quy định như thế nào

SSOP là gì? Tiêu chuẩn vai trò của SSOP được quy định như thế nào

Vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ là một vấn đề quan trọng đối với người tiêu dùng. Mà thực sự là thách thức đối với các cơ quan chức năng. Chính thì thế việc có một công cụ để giúp các ngành chức năng quản lý vấn đề này là yêu cầu cấp thiết. SSOP chính là một công cụ như vậy. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về SSOP là gì? Tiêu chuẩn SSOP được quy định như thế nào nhé!

Xem thêm: Fefo là gì?

SSOP là gì?

SSOP là viết tắt của bốn từ tiếng anh Sanitation Standard Operating Procedures. Có nghĩa là Quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Nói ngắn gọn là Quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh. SSOP còn được biết đến với cái tên GHP. Nó có mối liên hệ mật thiết với GMP trong Haccp . Cùng với tiêu chuẩn GMP, SSOP là chương trình tiên quyết bắt buộc. Phải áp dụng trong sản xuất nhằm giúp tăng hiệu quả hiệu suất công việc trong doanh nghiệp.

SSOP đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ thống tiêu chuẩn HACCP & ISO 22000. Khi các quy trình vận hành tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã được hòan chỉnh thì HACCP. Có thể hữu hiệu hơn bởi vì SSOP có thể tập trung vào những rủi ro liên quan đến thực phẩm. Hoặc việc chế biến thực phẩm. Vì thế việc thiết lập một hệ thống quản lý dựa trên các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm là một điều vô cùng quan trọng. Tiêu chuẩn SSOP là một trong những số đó với vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho hệ thống HACCP/ISO 22000.

SSOP chiếm giữ vai trò quan trọng trong sản xuất của doanh nghiệp

  • Ngay cả khi không có chương trình HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point System. Nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. HACCP được nhiều nước trên thế giới. Quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP). Thì tiêu chuẩn SSOP cũng là một công cụ hữu hiệu trong việc xác định an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng SSOP là cách giúp giảm số lượng các điểm kiểm soát tới hạn (CCP). Trong kế hoạch HACCP.
  • SSOP cùng với GMP kiểm soát các điểm kiểm soát CP, giúp làm tăng hiệu quả của kế hoạch HACCP.

Truy trình SSOP diễn ra như thế nào?

Trong quá trình sản xuất, mỗi công ty chế biến, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dược phẩm. Phải thường xuyên kiểm sóat các điều kiện và cách vận dụng để bảo đảm, tối thiểu. Phù hợp với các điều kiện và cách vận dụng thích hợp cho nhà máy và lọai thực phẩm đang được chế biến. Trong đó còn phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Tính an tòan của nguồn nước sử dụng cho thực phẩm
  • Tính an toàn của nước đá
  • Tính an toàn của các giao diện tiếp xúc với thực phẩm và điều kiện và tính vệ sinh của các giao diện tiếp xúc với thực phẩm, kể cả các dụng cụ, găng tay và quần áo bảo hộ;
  • Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo từ các vật thiếu vệ sinh xâm nhập vào thực phẩm,
  • Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo từ vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện khác tiếp xúc với thực phẩm
  • Ngăn ngừa sự ô nhiễm chéo từ các sản phẩm nguyên liệu truyền sang các sản phẩm đang chế biến;
  • Bảo vệ không cho thực phẩm, vật liệu đóng gói thực phẩm và các giao diện tiếp xúc với thực phẩm bị ô nhiễm bởi dầu nhờn, nhiên liệu, các loài côn trùng, hoá chất lau chùi, chất làm vệ sinh, chất kết tủa và các hoá chất khác, các chất gây ô nhiễm về vật lý và sinh vật.
  • Bảo trì các tiện nghi rửa tay, làm vệ sinh tay và tiện nghi vệ sinh;
  • Dán nhãn, bảo quản và sữ dụng các hoá chất có độc tính.
  • Kiểm soát tình trạng sức khỏe của nhân viên
  • Diệt sạch các côn trùng ở nhà máy thực phẩm

Các tiêu chuẩn SSOP được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn SSOP là danh sách các quy phạm về làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh. Theo đó SSOP được chia thành các nội dung tiêu chuẩn để kiểm soát như sau

SSOP 1: Tiêu chuẩn chỉ số an toàn của nguồn nước.

SSOP 2: An toàn của nước đá.

SSOP 3: Các bề mặt tiếp xúc với sản phẩm.

SSOP 4: Quy định về ngăn ngừa sự nhiễm chéo.

SSOP 5: Vệ sinh cá nhân.

SSOP 6: Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn.

SSOP 7: Sử dụng, bảo quản hóa chất.

SSOP 8: Sức khỏe công nhân.

SSOP 9: Kiểm soát động vật gây hại.

SSOP 10: Tiêu chuẩn về chất thải.

SSOP 11: Tiêu chuẩn về thu hồi sản phẩm.

Đây là những tiêu chuẩn chung về SSOP, còn lại tùy thuộc vào đặc điểm. Tính chất của mỗi cơ sở sản xuất, chế biến mà sẽ được cung cấp một SSOP cụ thể riêng biệt. Có thể sẽ kiểm soát hết toàn bộ 11 tiêu chuẩn hoặc chỉ cần kiểm soát 1 vài tiêu chuẩn đặc thù.

Xem thêm: ICH là gì? Trách nhiệm kế hoạch của ICH đối với Thuốc và cơ sở y tế

Như vậy bài viết đã chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ về SSOP là gì? Tiêu chuẩn SSOP được quy định như thế nào. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nếu như đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực chế biến thực phẩm. Chúc các ban thành công.