0909121680

Viettech / Kiến thức / Những điều cần biết Nhôm & Hợp Kim Nhôm đầy đủ chính xác

Những điều cần biết Nhôm & Hợp Kim Nhôm đầy đủ chính xác

Nhôm và hợp kim của nhôm là những vật liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Việc sử dụng nhôm hiện nay có thể đã vượt qua những kim loại khác. Chính vì vậy trong nền kinh tế, nhôm có một vị trí nhất định không thể thay thế.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ứng dụng nhôm và hợp kim của nó. Vào cuộc sống một cách hiệu quả. Để giúp bạn có thêm những thông tin về vấn đề này. Hãy cùng theo dõi bài viết Những điều cần biết Nhôm & Hợp Kim Nhôm ngay sau đây.  

Nhôm là gì?

Nhôm là một kim loại phổ biến trên trái đất của chúng ta, nhôm có màu trắng bạc. Có tính mềm và trọng lượng nhẹ, tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhôm có kí hiệu hóa học là Al, nguyên tử khối là 27. Với số nguyên tử bằng 13. Nhiệt độ nóng chảy của nhôm là 660,32°C. Đạt điểm sôi ở 2519°C. Mặc dù nhôm khá phổ biến trong tự nhiên. Nhưng chúng ít khi được tìm thấy ở dạng nguyên chất. Thay vào đó, nhôm thường được tìm thấy trong các chất như đất sét, boxit…

Hợp kim nhôm là gì ?

Hợp kim nhôm là hỗn hợp của nhôm với các nguyên tố khác như: đồng, thiếc, mangan, silic, magiê. Tạo thành một vật liệu mới có tính ưu việt hơn. Hợp kim nhôm dược tạo thành từ nhu cầu của người sử dụng với các mục đích khác nhau. Từ đó cho ra đời các hợp kim nhôm với các đặc điểm phù hợp

Hợp kim nhôm có các tính chất phù hợp với nhiều công dụng khác nhau. Có thể ứng dụng được vào nhiều ngành nghề khác nhau. Chính vì thế mà hợp kim nhốm được coi là dòng sản phẩm quan trọng trong các sản phẩm được sản xuất từ nhôm. Về ứng dung thực tế hợp kim nhôm chỉ đứng thứ 2 sau thép về sản xuất và ứng dụng.

Ngoài ra, hợp kim nhôm còn được ứng dụng cho một số ngành đặc thù. Như trong công nghệ chế tạo máy bay và các thiết bị ngành hàng không khác.

Hợp kim nhôm có 2 loại phổ biến là hợp kim nhôm biến dạng. (Có thể và không thể hóa bền) và hợp kim nhôm đúc. Mỗi loại có những tính chất khác nhau sử dụng cho những mục đích khác nhau

Những điều cần biết về nhôm

Nhôm có màu trắng ánh bạc đẹp, sáng láng, ngoại hình nổi bật không có từ tính. Kim loại chống cháy dù ở nhiệt độ cao. Bên cạnh đó nhôm dễ gia công, cắt, uốn, ép, kéo… Vì thế chúng dễ tạo hình thành nhiều sản phẩm có hình dạng phong phú, thích hợp cho nhiều lĩnh vực.

Nhôm có trọng lượng khá nhẹ so với các kim loại khác và chỉ nặng khoảng bằng 1/3 so với sắt. Có tính dẫn nhiệt cao nên thường được sử dụng cho các ứng dụng làm mát hoặc dẫn nhiệt. Không chỉ vậy nhôm còn có tính dẫn điện khá cao. Có khả năng chống mài mòn tốt. Nếu lớp màng oxit này mỏng, độ chống mài mòn sẽ giảm hơn.

Nhôm có đặc tính độ bền cao và có thể điều chỉnh độ bền theo nhiệt độ. Với giá thành rẻ hơn đồng nên chúng cũng được ứng dụng khá rộng rãi với mục đích dẫn điện. Tuy nhiên so với các kim loại khác thì nhôm lại có giá thành cao hơn vì tính thẩm mỹ tốt hơn. Nhôm có thể được tái chế nhiều lần giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường

Những điều cần biết về hợp kim nhôm

Ngoài việc mang đầy đủ những đặc tinhd của nhôm thì hợp kim nhôm còn mang một số đặc điểm như :

Khi kết hợp với các kim loại khác tạo thành hợp kim thì có độ bền cao hơn. Tuy nhiên độ bền này cũng tùy thuộc vào tính chất và tỉ lệ của thành phần được kết hợp. Những kim loại thường được kết hợp với nhôm là kẽm, crom, mangan, magie, silicon, đồng…

Hợp kim của nhôm với các loại kim loại khác nhau sẽ có độ dẫn điện khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung vẫn cao hơn nhiều kim loại khác.

 Ứng dụng phổ biến của hợp kim nhôm trong cuộc sống

Với ngành công nghệ vũ trụ: Nhôm được dùng để làm vỏ phủ vệ tinh nhân tạo. Hay khí cầu nhằm tăng nhiệt độ nhờ nhôm có tính hấp thụ bức xạ điện từ Mặt Trời khá tốt.

Với ngành cơ khí: Nhôm được dùng làm bộ phận cho máy móc ngành cơ khí sản xuất, xây dựng. Các băng chuyền tải hàng, vỏ máy, khung trong ngành công nghiệp chế tạo. Cụ thể là tạo ra các chi tiết cho xe ô tô, xe tải, tàu hỏa, tàu biển và cả máy bay,…

Ngành dân dụng: Hợp kim nhôm dùng sản xuất cửa, cổng, cầu thang… Ngoài ra, nhôm còn được dùng để làm vỏ ngoài cho các thiết bị điện tử như: Laptop, điện thoại, máy nghe nhạc, đồng hồ, máy tính bảng …

Với ngành xây dựng nội thất thì hợp kim nhôm là vật liệu để chế tạo nên những đồ dùng gia đình. Nội thất có độ bền cao như trang thiết bị nấu bếp, bàn ghế, thau, … Với nhôm dạng bột thì dùng vào việc tạo màu bạc trong sơn. Bông nhôm dùng trong sơn lót trong việc xử lý gỗ để kháng nước..

Nhôm khi oxi hóa sẽ tạo nhiệt độ cao, chính vậy nên được dùng làm nguyên liệu rắn cho tên lửa. Các thành phần trong pháo hoa.

Bảng so sánh giữa Nhôm và Sắt

Nhôm Sắt
Được sử dụng phổ biến thứ 2 sau sắt Được sử dụng nhiều nhất trong hầu hết tất cả các lĩnh vực.
Trọng lượng nhẹ hơn (26. 981539 g/mol). Trọng lượng nặng hơn (55. 845 g/mol).
Không có từ tính Có từ tính
Giá thành cao hơn sắt Giá thành rẻ hơn nhôm nên phạm vi ứng dụng rộng rãi và đa dạng.
Dẫn điện tốt hơn sắt Dẫn điện tốt, nhưng kém hơn nhôm.
Mềm, dẻo, dễ uốn, dễ tạo hình, thích hợp với các sản phẩm mỏng hơn, yêu cầu kĩ thuật uốn nhiều hơn. Cứng hơn, chịu được tác động về lực cao hơn. Thích hợp với các sản phẩm cần ưu tiên độ cứng, chắc chắn và bền.
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn sắt Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn nhôm

Như vậy với những điều cần biết về nhôm và hợp kim nhôm được chia sẻ trong bài viết. Chúng tôi hy vọng bạn đã nắm được những thông tin hữu ích về loại vật liệu này. Cũng như tạo động lực giúp bạn lựa chọn sử dụng nhôm và các vật dụng từ nhôm cho cuộc sống.