0909121680

Viettech / Tin tức phòng sạch / Nghị định 15/2018/NĐ-CP Luật an toàn thực phẩm của Chính phủ

Nghị định 15/2018/NĐ-CP Luật an toàn thực phẩm của Chính phủ

Ngày 02/02/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Để hướng dẫn cụ thể việc thi hành Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Theo nhiều chuyên gia và doanh nghiệp, nghị định này thực sự là chìa khoa cởi trói cho nhiều doanh nghiệp. Trong việc đăng ký các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm với cơ quan chức năng.

Vậy cụ thể những điều đáng chú ý trong nghị định này là gì. Hãy cùng theo dõi bài viết Nghị định 15/2018/NĐ-CP – Luật an toàn thực phẩm ngay sau đây.

Xem thêm: Nghị định 93/2016/NĐ-CP điều kiện sản xuất mỹ phẩm thế nào

Tổng quan về Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Cuộc “cách mạng” trong quản lý an toàn thực phẩm

Nghị định 15/2018/NĐ – CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Được thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 2/2 và có hiệu lực ngay lập tức. Kể từ ngày ký đã mang đến nhiều nét mới đột phá trong công tác quản lý an toàn thực phẩm. Thể hiện nỗ lực rất lớn và quyết tâm cao độ của Chính phủ, của Bộ Y tế. Văn phòng Chính phủ cùng nhiều cơ quan liên quan.

Theo đó, Nghị định 15/2018/NĐ – CP thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Đã cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm. Chuyển từ tiền kiểm tra sang hậu kiểm, nhằm tạo hành lang thông thoáng. Và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Luật dược số 105/2016/qh13 mới nhất 2020 nhà thuốc cần biết

Hoàn cảnh ra đời của Nghị định 15/2018/NĐ

Trong bối cảnh mới, sự hội nhập kinh tế yêu cầu của người dân. Cũng như đáp ứng được các yêu cầu của thị trường quốc tế. Nghị định 38/2012/NĐ-CP còn phù hợp và vô tình trở thành một rào cản đối với bức xúc nhất đối với doanh nghiệp. Trong đó nổi bật lên là bất cập về thủ tục xác nhận công bố phù hợp. Quy định an toàn thực phẩm giống như một loại “giấy phép con”. Gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.

Không chỉ vậy, nghị định cũ cũng quy trách nhiệm hoàn toàn cho doanh nghiệp. Nếu xảy ra vấn đề về nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Nghĩa là cơ quan quản lý an toàn thực phẩm không phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận này. Việc cấp giấy xác nhận công bố phù hợp hầu như. Không có ý nghĩa trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong thực tế.

Từ thực tiễn này cùng với các kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt. Nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Các nội dung trong dự thảo cũng đã phải nhiều lần chỉnh sửa trước những ý kiến kiên trì. Từ phía các doanh nghiệp, các chuyên gia và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng. Vì thế, Nghị định 15/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 38 đã được ban hành trong niềm vui mừng của cộng đồng doanh nghiệp.

Những điểm mới trong Nghị định 15/2018/NĐ – CP

Theo các chuyên gia kinh tế và đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp. Việc thực thi Nghị định 15/2018/NĐ-CP sẽ giảm trên 90% chi phí hành chính, giúp tiết kiệm 10 triệu ngày công, 3.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, trên hết, Nghị định đã thể hiện sự thay đổi tư duy quản lý, từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Phân quyền mạnh mẽ hơn và nâng cao trách nhiệm của DN lên đến 100% đối với sản phẩm của mình.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. “Nghị định 15 thực sự là một cuộc cách mạng đặt dấu chấm hết cho quá trình gian nan, gian khổ, hết sức hành chính, hình thức. Không nâng cao được an toàn thực phẩm mà chỉ gây tốn kém cho xã hội. Đây là cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực an toàn thực phẩm”. Cụ thể Nghị định 152018NĐ-CP – Luật an toàn thực phẩm có những điểm nổi bật như sau:

  • Cắt giảm nhiều thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm. Chuyển từ tiền kiểm tra sang hậu kiểm, nhằm tạo hành lang thông thoáng và điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
  • Theo quy định tại nghị định 15, Cơ sở SXKD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng. Trang TTĐT của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay cho việc phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP. Như trước đây.
  • Nghị định 152018NĐ-CP – Luật an toàn thực phẩm cũng mở rộng danh mục các sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn. Phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm. Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm,…..

 Bài viết đã chia sẻ đến các bạn những thông tin cập nhật nhất. Về nghị định 152018NĐ-CP – Luật an toàn thực phẩm. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình xây dựng một quy trình an toàn thực phẩm. Theo đúng quy định cho doanh nghiệp mình.