Yêu cầu và quy đình các loại hệ thống khí y tế trung tâm
Bạn đã bao giờ nghe đến hệ thống khí y tế chưa. Và bạn có thắc mắc hệ thống khí y tế là gì? Dùng để làm gì? Chúng có cấu tạo và đặc điểm như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Hệ thống khí y tế là gì ?
Trước khi giải thích về khái niệm về khái niệm hệ thống khí y tế là gì thì chúng ta cần nắm bắt qua một chút về khí y tế.
Khí y tế là loại khí nén được phục vụ trong y tế. Có vai trò hỗ trợ việc điều trị và chữa bệnh cho bệnh nhân. Về mặt chức năng, khí y tế cũng như 1 loại thuốc điều trị bệnh. Như vậy về mặt cộng năng nó đã khác hẳn so với khí ông nghiệp nhé và nó cũng không phải là khí công nghiệp.
Hệ thống khí y tế là hệ thống các loại khí y tế được phân phối. Và thông qua đường ống dẫn để đến phân phối khí đến các bệnh nhân tại các điểm sử dụng thiết bị ngoại vi. Như các phòng bệnh, phòng mổ. Đối với giới chuyên môn, khí y tế được mệnh danh là lá phổi của ngành. Giúp cho việc khám chữa bệnh hiệu quả và an toàn.
Tham khảo các sản phẩm:
Các loại khí trong hệ thống khí y tế
Hệ thống khí y tế bao gồm 7 hệ thống cơ bản:
– Khí Oxy (O2): Ôxy y tế, ở dạng lỏng và khí, dùng cho tất cả các liệu pháp hô hấp và – cùng với nitơ oxit cho thuốc gây mê.
– Khí gây mê (N2O): Ở dạng lỏng và khí, có tác dụng giảm đau, sản xuất thuốc gây gây mê và gây mê hỗn hợp khi trộn với oxy hoặc không khí.
– Khí Cacbonic (Co2): CO2 y tế, ở dạng khí, chủ yếu dung cho phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và dùng cho tắm thuốc.
– Khí nén (MA4 – Sa7),
– Khí hút VAC
– Khí ni tơ (N2): Nitơ y tế, ở dạng lỏng, được sử dụng như một chất làm lạnh trong phương pháp gây tê lạnh và phẫu thuật lạnh, bảo quản các vật liệu sinh học, máu và tủy xương.
– Hệ thống hút khí thải gây mê (AGSS)
Yêu cầu chung khi lắp đặt hệ thống khí y tế.
Bởi vì là loại sản phẩm sử dụng cho ngành y tế liên quan đến an toàn và sức khỏe của người bệnh. Cho nên khi lắp đặt hệ thống khí cần tuân theo một số tiêu chuẩn và quy định khắt khe. Cụ thể về các đặc tính kỹ thuật và điều kiện kỹ thuật lắp đặt đường ống. Phải tuân thủ theo tiêu chuẩn HTM 02-01 hoặc tương đương.
Quy định về Ống dẫn khí trong hệ thống khi y tế
Toàn bộ ống dẫn truyền khí phải là ống đồng hoặc inox và các cút nối phải bằng đồng. Là loại chuyên dụng dùng trong y tế đạt tiêu chuẩn BS EN 13348 hoặc tương đương.
Đường kính của ống thay đổi theo lưu lượng cho từng khu vực đã được tính toán đảm bảo. Lượng khí đến đó vừa đủ, tránh thiếu hoặc thừa gây ảnh hưởng đến an toàn người bệnh.
Trước khi lắp đặt hệ thống dẫn khí Toàn bộ các ống đồng phải được làm sạch, hoàn toàn. Các phương pháp làm sạch đường ống bao gồm khử dầu. Khử kim loại nặng, độc tố, xuất xứ từ nhà sản xuất ống chính quy đạt tiêu chuẩn an toàn của Châu Âu hoặc tương đương dùng cho y tế.
Ống phải có độ dày dồng nhất đối với mạng phân phối và chịu được áp lực cao. Để đảm bảo an toàn áp lực.
Bảo đảm không có Arsenic và hàm lượng carnone trong ống đồng ít hơn 32 mg/dm2.
Quy định về suy hao áp lực trong hệ thống khí y tế
Theo tiêu chuẩn HTM 02-01, độ suy hao áp lực cho phép tại điểm đầu cao. Xa nhất của từng loại khí trong hệ thống không được phép > 10% so với áp lực thiết kế. Vì thế để đảm bảo điều này thì đường kính đường ống dẫn khí được tính toán theo phương pháp. Tính suy hao áp lực của tiêu chuẩn HTM 2022, HTM 02-01 hoặc tương đương.
Một số lưu ý về sử dụng máy nén khí trong hệ thống khí y.
Máy nén khí là một khâu quan trọng trong khí y tế với rất nhiều tác dụng như. Cung cấp oxy, khử trùng hoặc cung cấp khí sạch cho thiết bị y tế. Do đó để chọn được loại máy nén khí phù hợp đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của ngành y. Thì các bạn cần lưu ý một số điểm sau khi họn máy nén khí
Nên dùng máy nén khí không dầu bởi máy có dầu dễ lần dầu. Hoặc nước và tạp chất trong khí nén, gây ảnh hưởng đến chất lượng khí nén.
Nên dùng những loại máy nén khí y tế của những hãng nổi tiếng. Để đảm bảo được chất lượng cũng như có chứng nhận kiểm tra chất lượng khí nén đầu ra.
Không sử dụng những máy nén khí cũ, những máy này thường quá hạn sử dụng. Và cho ra đời những chất lượng khí không đảm bảo.
Máy nén và hệ thống đi kèm (máy sấy khí, bình chứa và các bộ lọc). Cần được đồng bộ để khí được xử lý triệt để.
Bài viết đã chia sẻ một số điểm cơ bản của hệ thống khí y tế. Hy vọng những thông tin trỏng bài đã giúp người đọc hiểu hơn phần nào về khí y tế và sử dụng được nó một cách đúng nhất.