Stainless steel là gì? Ứng dụng và Phân loại Stainless Steel
Stainless steel là một vật liệu mà có thể bạn gặp rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng để ý đến nó. Vậy bạn có tò mò Atainless steel là gì không? hãy cùng chúng tôi đi tìm cầu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Stainless steel là gì?
Sẽ thật bất ngờ khi bạn biết rằng Stainless steel không phải là vật liệu gì xa lạ trong cuộc sống của chúng ta mà nó chính là tên Tiếng Anh của từ Thép không gỉ hay còn gọi là Inox. Như vậy Stainless steel là chất liệu được cấu thành bởi tổ hợp kim gốc sắt mà trong đó sẽ có chứa ít nhất khoảng 11% Crôm.
Chính nhờ Crom sẽ tạo ra một lớp mỏng oxit trên bề mặt của thép giúp ngăn chặn sự ăn mòn trên bề mặt do sự tác động của các yếu tố bên ngoài, tạo nên độ bóng độ bền và khả năng kháng oxi hóa cáo của thép không gỉ. Khi tỉ lệ Crom trong hợp kim càng cao thì sẽ càng làm tăng khả năng chống ăn mòn của Stainless steel
Nhờ những đặc điểm như độ bền cao khả năng chịu nhiệt và chống oxi hóa tốt nên Stainless Steel thường được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực như sản xuất máy dân dụng, trang thiết bị nông nghiệp, y tế hay phụ kiện trang sức,…
Lịch sử nguồn gốc của Stainless steel
Quá trình phát minh ra Stainless Steel là cả một quá trình dài với nhiều khó khăn của các nhà khoa học, Stainless Steel không phải là một kim loại có sẵn trong tự nhiên mà nó ra đời nhờ sự đúc rút loại bỏ những hạn chế của các kim loại thông thường và phát huy những đặc điểm tốt của các kim loại đó.
Sự ra đời của Stainless Steel cũng là xuất phát từ nhu cầu của người dùng về chất lượng của những loại kim loại thông thường như rất dễ bị hư hỏng, kém bền trong môi trường, thường bị ảnh hưởng do độ ẩm hay các hóa chất chính bởi vậy cho nên việc cần phải có một chất liệu thay thế là điều cần thiết. Stainless Steel được ra đời cũng bởi lẽ đó.
Dưới đây là câu chuyện ra đời của Stainless Steel, năm 1821, sau nhiều năm nghiên cứu và tổng hợp một nhà khoa học có tên là Pierre Berthier đã cho ra mắt hợp kim sắt – crom có khả năng chống ăn mòn tốt. Ngay sau khi ra mắt vật liệu này được đưa vào sử dụng chế tác các dụng cụ y tế như dao kéo.
Tiếp nối thành công của Pierre Berthier đến năm 1872, hai nhà nghiên cứu người Anh là Clark và Woods đã nghiên cứu ra hợp kim thép không gỉ đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của Stainless Steel sau này. Cùng với sự vận động rút kinh nghiệm và bổ sung không ngừng của khoa học kỹ thuật đến nay Stainless Steel đã trở thành một trong những chất liệu chất lượng và phổ biến và quan trọng nhất có mặt ở hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống con người.
Phân loại Stainless Steel
Stainless Steel bao gồm các nhóm chính: Ferritic, Austenitic, Martensitic, Duplex. Cụ thể Ferritic: Nhóm này chứa tỉ lệ Carbon tương đối thấp (thường <0.1%) nên khá hạn chế về đôh dẻo dai tuy nhiên bù lại chúng lại có độ chống ăn mòn cao hơn, có từ tính là đặc điểm của nhóm này. Ngày nay Stainless Steel tồn tại dưới các mác inox nhóm này là SUS 430, 410, 409 chứa tỉ lệ Crom từ 12% đến 17%.
Austenitic: Được thể hiện bởi các mác thép phổ biến của Austenitic là SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s. Đây là loại stainless steel phổ biến nhất trên thị trường. Ngoài Crom 16% chúng còn được bổ sung thêm các chất như nikel 7%, carbon (C) 0.08% và các yếu tố khác như molybden, nito… giúp chúng có khả năng chống oxy hóa tốt. Loại Stainless Steel Austenitic này có thể chống chịu tốt trong môi trường nhiệt độ cao, không nhiễm từ, dễ tạo hình trong gia công như cắt, uốn, hàn,…
Martensitic: Tỉ lệ Carbon trong nhóm này cao hơn (1%), tỉ lệ Crom là 11% đến 13%. Đặc điểm nổi bật là độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, có từ tính và khả năng định hình thấp.
Duplex: Duplex có độ mềm dẻo linh hoạt, độ bền cao, các mác thép thuộc nhóm này là LDX 2101, SAF 2304, 2205, 253MA.
Ưu điểm, vai trò của Stainless Steel trong đời sống
Ưu điểm lớn nhất của Stainless Steel, đúng như tên gọi của nó chính là khả năng chống gỉ sét, kháng oxi hóa tuyệt vởi. Cho dù sử dụng trong các môi trường nhiệt độ cao hóa chất khí hậu khắc nghiệt thì độ bền của Stainless Steel cũng gần như không bị ảnh hưởng Chính bởi vậy cho nên đây sẽ là chất liệu phù hợp nhất để chế tác các đồ dùng, vật dụng dùng trong thể thao hay những sinh hoạt thường ngày.
Một ưu điểm thứ 2 của Stainless Steel còn sở hữu độ cứng và độ bền màu đáng ngưỡng mộ cùng khả năng chống xước tốt vì thế nó được ứng dụng trong các ngành đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như kiến trúc, nội thất
Cuối cùng một đặc điểm khiến Stainless Steel trở thành chất liệu vạn người mê là rất an toàn với người sử dụng và với cả môi trường sống. Nhấ là trong bối cảnh môi trường sống của con người đang ngày càng bất ổn bởi ô nhiễm thì những chất liệu thân thiện với môi trường như Stainless Steel càng trở nên cần thiết và được yêu thích hoan nghênh
Với những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã câu trả lời về Stainless Steel là gì cũng như phân loại và những ứng dụng của nó trong đời sống rồi đúng không nào? Chúc bạn một ngày thật vui và nhiều năng lượng nhé!