Trọng lượng riêng của sắt? Công thức tính toán trọng lượng Thép
Sắt là một kim loại có lịch sử từ rất lâu đời và được sử dụng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các thông số kỹ thuật của loại vật liệu này. Vì thế trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về nguyên tố này, trọng lượng riêng của sắt, vai trò và ứng dụng của kim loại sắt nhé!
Tìm hiểu về kim loại sắt
Sắt là một trong những vật liệu phổ biến trên lớp vỏ trái đất có ký hiệu là Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, có số nguyên tử là 26, thuộc phân nhóm VIIIB và thuộc chu kỳ 4.
Nhìn bằng cảm quan, sắt là kim loại có tính chất cứng, tuy nhiên sẽ cực kỳ dễ uốn dẻo khi được tác động bởi nhiệt độ cao. Sắt là một trong những thành phần cấu tạo nên lớp vỏ và lõi trái đất, sắt có mặt ở 34 lớp khác nhau của Trái Đất từ lớp rất cao ở lõi bên trong tới 5% lớp vỏ bên ngoài. và sắt cũng là nguyên tố phổ biến thứ 10 theo khối lượng trong vũ trụ đây cũng là nguyên nhân mà sắt tạo ra từ trường của nó trên trái đất. Sắt có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, nó có tính nhiễm từ
Lịch sử kim loại sắt
Sắt được con người khám phá ra từ rất lâu đời, từ những tài liệu khoa học để lại, sắt được sự có mặt của sắt được tìm thấy khoảng 4000 năm TCN của người Sumeria và người Ai Cập. Ngay từ khi được con người tìm thấy sắt đã phát huy vai trò của nó trong cuộc sống, người cổ đại đã biết dùng sắt làm công cụ săn bắt, hái lượm phục vụ cuộc sống.
Ngoài ra, từ thời trung cổ, các đồ vật bằng sắt tìm được như mũi giáo và đồ trang trí, sắt đó được lấy từ thiên thạch. Tuy nhiên so với các vật liệu khác thì chất liệu từ sắt có niên đại lớn khá hiếm, ít hơn các vật làm bằng vàng hay bạc do sắt có tính chất dễ ăn mòn.
Trọng lượng riêng của sắt là gì?
Trước khi tìm hiểu về trọng lượng riêng của sắt thì chúng ta hãy cùng tham khảo một chút về khái niệm trọng lượng riêng nhé!
Trọng lượng riêng của một chất chính là lực hút của Trái đất tác động lên vật chất đó, để xác đinh trọng lượng riêng của chất đó chúng ta cần xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích của chất đó. Khi có thông tin về trọng lượng riêng, ta không chỉ biết được trọng lượng của một chất mà còn tính toán ra được khối lượng riêng của chất đó. Công thức tính trọng lượng riêng của vật được tính bằng thương số giữa trọng lượng và thể tích: d = P/V Trong đó, d là trọng lượng riêng (đơn vị là N/m3), P là trọng lượng (đơn vị là N) và V là thể tích (m3)
Như vậy trọng lượng riêng của sắt được hiểu là trọng lượng của một đơn vị thể tích của kim loại sắt dưới tác động của lực hút trái đất. Việc biết được trọng lượng riêng của sắt sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng tính toán ra khối lượng riêng của vật liệu này. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tính toán khối lượng vật liệu cho công trình
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt có trọng lượng riêng là 7,800 g/cm³
Cách tính trọng lượng thép tròn đặc:
- Công thức: m = 7.85 x 0.001 x L x 3.14 x d2 / 4
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
L: chiều dài thép (mm)
d: đường kính ống (mm)
số pi: 3.14
Cách tính trọng lượng thép ống tròn:
- Công thức: m = 3.14 x T x (do – T) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
T: độ dày của thép (mm)
L: chiều dài thép (mm)
do: đường kính ngoài của ống thép
Cách tính trọng lượng riêng thép hộp – vuông:
- m= (4 x T x a – 4T2) x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng thép (kg)
T: Độ dày (mm)
L: Chiều dài ống thép (mm)
a: chiều dài cạnh (mm)
Cách tính trọng lượng thép hình hộp – chữ nhật:
- Công thức: m = [2 x T x (a1 + a2) – 4T2] x 7.85 x 0.001 x L
Trong đó:
m: trọng lượng riêng thép (kg)
T: độ dày của thép (mm)
L: chiều dài thép (mm)
a1: chiều dài cạnh thứ nhất
a2: chiều dài cạnh thứ hai
Bảng tính trọng lượng những loại thép hình
Thép hình I
Thép hình H
Lợi ích khi nắm được trọng lượng riêng của sắt
Với tầm quan trọng của vật liệu sắt trong cuộc sống hiện nay, như dùng trong các ngành công nghiệp, trong sản xuất kim loại, trong thi công xây dựng như nhà dân dụng, nhà xưởng cho công nghiệp…thì việc biết được trọng lượng riêng của sắt sẽ giúp chúng ta sử dụng nguyên liệu này cho đúng, phù hợp với công năng của nó. Không chỉ vậy việc nắm được thông số này còn giúp cho khách hàng tránh trường hợp bị nhầm lẫn sai lệch ảnh hưởng tới kết quả công việc.
Không những thế, người mua hàng cũng thường áp dụng bảng trọng lượng riêng của sắt để tra cứu hoặc dùng cách tính trọng lượng này để kiểm tra khối lượng hàng hóa thực tế được giao có đúng với số liệu đặt hàng trên hợp đồng hay không. Bằng cách này, khách hàng có thể kiểm tra sự chênh lệch nằm ở vấn đề nào, thép có độ dày mỏng hay dày hơn, loại thép có bị nhầm lẫn hay gian lận hay không khi phát hiện thấy các số liệu không khớp với nhau
Như vậy, qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết trọng lượng riêng của sắt, quý bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích và thú vị về vật liệu sắt. Từ đó có thể áp dụng cho việc kinh doanh các sản phẩm sắt một cách hiệu quả. Nếu vẫn còn những thắc mắc về kim loại này, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ bên dưới bài viết để được giải đáp nhanh nhất nhé! Chúc bạn đọc một ngày nhiều niềm vui!